CĂN CỨ VÀO ĐỐI TƯỢNG MÀ TÀU LÀM ĐẠI LÝ PHỤC VỤ
Đại lý tàu chợ: phục vụ cho những tàu chạy trên những tuyến đường nhất định và theo một lịch trình cụ thể. Vì vậy công tác đại lý cho loại tàu này là khá ổn định và mang tính kế hoạch cao.
Đại lý cho tàu chuyến: tàu không chạy theo một lịch trình cụ thể, không cập cảng nhất định, vì vậy công tác đại lý cho loại tàu này phức tạp hơn so với đại lý tàu chợ.
Đại lý tàu khách, tàu quân sự: Tàu khách, tàu quân sự đến cảng với mục đích du lịch, giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội.
CĂN CỨ VÀO NGƯỜI CHỈ ĐỊNH
Đại lý tàu biển do người thuê tàu chỉ định: Người đại lý này được xác định theo điều kiện hợp đồng thuê tàu hiện hành. Người thuê tàu được quyền chỉ dịnh đại lý để chủ tàu ủy thác và trả phí đại lý cùng với cảng phí. Người đại lý có nghĩa vụ bảo vệ uyền lợi của chủ tàu, ngoài ra phải trung thành với người thuê tàu đã giới thiệu mình làm đại lý.
Đại lý tàu biển do chủ tàu chỉ định: Đây là đại lý khi hợp đồng thuê tàu cho phép chủ tàu có quyền ủy thác đại lý của họ tại cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng để giải quyết tất cả các yêu cầu của họ, thanh toán các khoản phí ở cảng, thu xếp tàu hỗ trợ, tàu hoa tiêu và tất cả các vấn đề khác mà chủ tàu đáng lẽ ra phải làm như họ đã có một văn phòng với các nhân viên của mình tại cảng.
Đại lý bảo vệ hoặc đại lý giám sát (protecting Agent): Trong trường hợp này, người chủ tàu hoặc người thuê tàu ủy thác một đại lý để bảo vệ quyền lợi của họ khi con tàu được trao cho một đại lý khác trông nom theo một hợp đồng thuê tàu. Nếu hợp đồng thuê tàu đòi hỏi đại lý của chủ tàu, người thuê tàu có thể ủy thác một đại lý bảo vệ hoặc đại lý giám sát để bảo vệ quyền lợi của mình tại cảng bốc hàng hay cảng xếp hàng. Điều này cũng được áp dụng tương tự cho chủ tàu, người thuê tàu định hạn, người thuê chuyến.
Đại lý phụ (sub Agent): Do đại lý chính chỉ định làm đại lý hiện trường.